Cùng với protein, collagen thì enzyme cũng được biết đến là thành phần tham gia vào việc duy trì nhiều hoạt động sống trong cơ thể. Từ hệ thần kinh đến hệ tiêu hóa, cơ bắp và rất nhiều cơ quan nội tạng khác đều có sự góp mặt của enzyme. Vậy cụ thể thì enzyme là gì? Cơ thể con người có bao nhiêu loại và công dụng của chúng ra sao? Chi tiết thông tin bạn tham khảo bài viết sau.

Enzyme là gì? Cơ chế hoạt động của Enzyme
Giới thiệu
Enzyme là một thành phần trong cơ thể được tạo nên bởi các phân tử protein. Nó có hiệu quả trong việc làm tăng tốc các phản ứng ở trong cơ thể. Tại các cơ quan khác nhau, enzyme sẽ thể hiện các vai trò khác nhau. Điển hình như:
- Hỗ trợ gan phân hủy các độc tố để đào thải ra ngoài cơ thể.
- Giúp việc sao chép ADN của các tế bào được hiệu quả hơn nhờ khả năng tháo cuộn ADN của enzyme.
- Biến các phân tử phức tạp thành đơn giản để giúp chuyển hóa thành năng lượng và hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
Cơ chế hoạt động
Vậy làm thế nào để enzyme có thể tham gia vào các hoạt động trong các cơ quan của cơ thể như vậy? Đó là nhờ cơ chế hoạt động của thành phần này. Nó sẽ tiếp xúc đến các phân tử dựa theo mô hình “khóa và chìa khóa”. Theo đó, mỗi một enzyme chỉ có thể liên kết tới 1 cơ chất phù hợp. Nó cũng giống như hình ảnh ổ khóa và chìa khóa vậy. Nhưng sau này, hoạt động của enzyme đã được cập nhật với mô hình khớp cảm ứng. Điều này cho phép enzyme có thể liên kết với nhiều cơ chất khác nhau nhờ cơ chế biến đổi để phù hợp của nó. Khi cơ chất và enzyme tiếp xúc được khóa hoàn toàn sẽ xuất hiện quá trình xúc tác.

Tác dụng của enzyme
Enzyme có nhiều tác dụng đối với những hoạt động sống trong cơ thể con người. Đó chính là:
- Tăng tốc độ phản ứng sinh hóa ở các tế bào. Theo đó, lượng enzyme càng nhiều thì tốc độ này diễn ra càng nhanh.
- Kết hợp với những hóa chất trong dạ dày như: dịch mật, axit dạ dày… để tiến hành hoạt động tiêu hóa thức ăn, biến nó thành năng lượng đi nuôi cơ thể.
- Hỗ trợ xây dựng cơ bắp, đào thải độc tố ra ngoài hiệu quả.
Sự có mặt của enzyme sẽ hạn chế nhiều vấn đề về sức khỏe như: cơ thể bị trào ngược dạ dày, tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống, hàm lượng cholesterol cao hay xuất hiện tình trạng táo bón, nhức đầu.
Điều kiện thuận lợi để enzyme hoạt động
Để cơ thể có hàm lượng enzyme cao thì đòi hỏi môi trường phải thuận lợi cho thành phần này phát triển. Các nghiên cứu khoa học đã xác định, enzyme sẽ hoạt động tốt trong môi trường nhiệt độ khoảng 37 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn, khả năng hoạt động của enzim e sẽ chậm lại.
Bên cạnh đó, tùy vào vị trí hoạt động mà yêu cầu về độ pH của enzyme cũng có sự khác biệt. Ví như, trong dạ dày do có nhiều axit nên độ pH lý tưởng cho enzim hoạt động là pH 2. Nhưng ở các vị trí khác ở đường ruột sẽ cần độ pH 7,5 thì enzyme mới có thể phát huy tốt công dụng. Nếu trường hợp nhiệt độ quá lớn, axit quá nhiều hay tính kiềm cao thì enzim sẽ có sự biến đổi. Điều này dẫn đến hiệu quả làm việc của thành phần này không được như mong đợi.

Một số loại enzyme trong cơ thể con người
Thực tế thì enzyme trong cơ thể con người có hàng ngàn loại. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà khoa học thì có 8 loại nổi bật nhất gồm:
- Lipase: Loại enzyme này giúp đường ruột tiêu hóa tốt các chất béo được nạp vào cơ thể.
- Amylase: Hỗ trợ biến đổi tinh bột thành đường để đi nuôi cơ thể.
- Maltase: Tham gia vào quá trình chuyển hóa đường maltose trở thành glucose.
- Trypsin: Có nhiều ở ruột non với vai trò thúc đẩy quá trình chuyển hóa của protein thành axit amin.
- Lactase: Đóng vai trò chuyển hóa từ lactose thành glucose và cả galactose.
- Acetylcholinesterase: Phân hủy acetylcholine ở trong cơ và dây thần kinh.
- Helicase: Có vai trò tháo xoắn ADN để thực hiện việc sao chép ADN.
- DNA polymerase: Giúp tổng hợp DNA thông qua deoxyribonucleotide.
Ai là người cần bổ sung?
Vai trò của enzyme đối với cơ thể là vô cùng quan trọng. Bất cứ ai cũng cần đến thành phần này để duy trì các hoạt động sống cơ thể được tốt nhất. Đặc biệt là những trường hợp sau:
- Người đang ăn kiêng: Do quá trình ăn uống kiêng khem dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt enzyme trong cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung enzim thông qua các thực phẩm hay các sản phẩm bổ sung enzyme trên thị trường là điều rất cần thiết.
- Người gặp các vấn đề ở tuyến tụy: Khi mắc các bệnh như: xơ nang, viêm tụy hay ung thư tuyến tụy sẽ khiến số lượng enzim trong cơ thể bị suy giảm. Điều này khiến khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất của cơ thể giảm đáng kể.
- Người tiếp xúc với hóa chất thường xuyên: Các hóa chất hay việc sử dụng thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao cũng khiến cơ thể thiếu hụt enzim. Việc bổ sung thành phần này là cách duy nhất giúp cơ thể có đủ lượng enzyme cần thiết đối với các hoạt động sống trong cơ thể.

Một số thực phẩm bổ sung enzyme tốt cho tiêu hóa
Cùng với các enzyme do cơ thể tự sinh ra thì bạn cần bổ sung enzim thông qua các thực phẩm như:
- Dứa: Trái cây này chứa nhiều enzyme bromelain giúp tiêu hóa protein, hỗ trợ ngăn ngừa các vấn đề rối loạn sức khỏe. Đặc biệt, enzim trong dứa còn hỗ trợ cải thiện chứng viêm khớp rất đáng kể.
- Mật ong: Rất nhiều enzim có trong mật ong như: diastase, invertase và catalase. Các thành phần này sẽ phân hủy carbohydrate và protein thành axit amin để nuôi dưỡng cơ thể, tạo nguồn năng lượng dồi dào nhất.
- Đu đủ: Enzyme Papain có trong đu đủ giúp tăng hiệu quả tiêu hóa protein. Nó cũng là yếu tố tăng độ nhừ của thịt khi nấu ăn nhờ khả năng tách chuỗi protein ở trong những tổ chức mô ở thịt.
- Chuối: Các enzyme tiêu hóa mang tên amylase và glucosidase có trong chuối sẽ tham gia vào việc phân hủy carbs phức tạp ở trong cơ thể. Ví như, nó giúp biến đổi tinh bột thành những phân tử đường với kích thước nhỏ hơn. Từ đó, khả năng hấp thụ vào cơ thể cũng tốt hơn.
- Kim chi: Trong thực phẩm này có chứa vi khuẩn mang tên Bacillus. Đây là loại vi khuẩn có thể sản xuất ra các enzim protease, lipase và amylase.. Chúng sẽ tham gia vào quá trình tiêu hóa chất béo, protein và carbs trong cơ thể.
- Bơ: Loại enzym có trong bơ là lipase. Chúng đảm nhận vai trò phân giải chất béo trở thành những phân tử siêu nhỏ. Từ đó, hệ tiêu hóa sẽ “giảm tải” áp lực và giúp tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất.
- Gừng: Ít ai biết rằng, trong gừng cũng có một loại enzim mang tên protease zingibain. Nó giúp đường ruột có thể tiêu hóa tốt các protein và chăm sóc sức khỏe cơ thể vượt trội hơn mỗi ngày.
- Kiwi: Enzyme actinidin có tác dụng tiêu hóa protein. Đồng thời, nó còn có nhiều enzim khác có hiệu quả làm chín trái cây nhanh chóng hơn.
- Xoài: Ở trong xoài có chứa Enzyme amylase. Đây là loại có khả năng phá vỡ các tinh bột để biến chúng thành đường mantose. Đó cũng là lý do khiến cho các trái xoài xanh đã già có thể chín mềm chỉ sau 1 vài ngày.
- Dưa cải: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhờ quá trình lên men mà dưa cải muối tạo ra nhiều enzyme tốt cho tiêu hóa.

Xem thêm: Tảo nâu Mozuku là gì? 10 công dụng của tảo nâu bạn nên biết.
Thực phẩm chức năng bổ sung Enzyme
Bạn đã biết có rất nhiều thực phẩm giúp cơ thể bổ sung enzyme mỗi ngày. Nhưng nếu bạn không có được chế độ dinh dưỡng đa dạng thực phẩm như vậy thì có thể bổ sung enzim bằng các thực phẩm chức năng. Điển hình là dòng sản phẩm Vital Enzyme của tập đoàn Vital Group Ấn Độ.
Vital Enzyme là sản phẩm bổ sung lượng enzim từ 100% nguyên liệu là các thảo dược tự nhiên. Điển hình như: măng tây, củ cải đường, bí đỏ, bắp cải, đậu xanh, khoai lang, khoai tây, lá noni… Sản phẩm được tập đoàn ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp cải tiến chủng enzyme cùng phục hồi và tinh chế. Đặc biệt, dòng enzyme tiêu hóa cao cấp này đã nhận được nhiều chứng nhận về chất lượng sản xuất như: ISO 22000, HACCP, GMP, HALAL và FDA.

Vital Enzyme có hiệu quả cao trong việc chống viêm, chống các loại vi khuẩn, virus. Đồng thời, thực phẩm chức năng này còn hỗ trợ tiêu hóa, thanh lọc máu, kích thích tăng sinh tế bào trong cơ thể. Đây được xem là sự lựa chọn tiện lợi để chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất.
Giá tham khảo: 750.000 đồng/hộp.
Xem chi tiết sản phẩm: Vital Enzyme hỗ trợ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể
Lam Hương Shop đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết thông tin về enzyme và những lựa chọn lý tưởng để bổ sung đầy đủ enzyme cho cơ thể. Hiện tại Lam Hương Shop có cung cấp sản phẩm Vital Enzyme chính hãng, chất lượng tốt. Để có thông tin chi tiết về sản phẩm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhiều hơn.
Bạn vui lòng liên hệ Lam Hương Shop theo thông tin:
- Địa chỉ: 2548F Đ. Lê Văn Thọ, Phường 10, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0913527453
- Email: lamhuongshops@gmail.com
- Website: https://lamhuongshop.com
Đánh giá bài viết này.